[Lịch sử] Tất tần tật về xu hướng Shibuya-kei

Vào năm 1993, khu phố Shibuya là tâm điểm của nhạc pop Nhật Bản. Các nghệ sĩ như Pizzicato Five, Cornelius và United Future Organization là một phần của phong trào âm nhạc mới sau Yellow Magic Orchestra và City Pop. Một phong trào sẽ đại diện cho đất nước trong những năm cuối của thiên niên kỷ. Phong trào mới này được gọi là Shibuya-kei. 

Shibuya-kei (Phong cách Shibuya) trái với quan niệm phổ biến, không chỉ là một thể loại âm nhạc, mà còn là một phong trào văn hóa, bao gồm không chỉ những người khai sinh âm nhạc của thời đại và kỹ thuật sản xuất của họ, mà còn cả người nghe, tài nguyên văn hóa, sự phổ biến kiến thức và phương pháp tiêu thụ âm nhạc của họ. Một phong trào phát triển nhờ số lượng lớn các cửa hàng băng đĩa và cộng đồng các câu hộp đêm âm nhạc vốn là điểm hẹn của Shibuya. Vậy Shibuya-kei đã làm cách nào để trở thành một trong những thể loại nổi tiếng nhất của nhạc pop Nhật Bản cho đến tận ngày nay?


TIỆM ĐĨA MANHATTAN


Trong những năm 1970, các tụ điểm âm nhạc ở Shibuya đều tập trung vào các quán bar nhạc rock, chẳng hạn như Black Hawk mở vào năm 1967 với tư cách là địa điểm thứ hai của quán cà phê Jazz DIG, và được tân trang lại vào năm 1971 như một quán bar nhạc Rock.

Jazz Kissa hay còn gọi là quán cafe nhạc jazz, đây là nơi mà mọi người có thể đến nghe nhạc và uống cafe. Hiện nay ở Nhật còn rất ít quán thế này vì chủ yếu là chủ quản lý mở vì đam mê.


Black Hawk không chơi nhạc của Deep Purple hay Led Zeppelin mà là các ca sĩ như Leonard Cohen, Fairport Convention, Joni MitchellGuy Clark. Một sự kết hợp giữa Folk và Blues được đặt tên là "Human Songs". Black Hawk và BYG [một quán bar âm nhạc nổi tiếng khác] cũng chơi các nghệ sĩ nhạc rock của Nhật như Happy EndHachimitsupai. Vào thời điểm đó, nếu bạn là người yêu thích thể loại “Human Songs” của phương Tây, thì không có nơi nào tốt hơn để mua đĩa nhạc của cửa hàng Yamaha Music nằm ở Dogenzaka, Shibuya. Cửa hàng được coi là một trong số ít những nơi ở Shibuya mà người hâm mộ thực sự có thể tìm thấy đĩa hát yêu thích của họ.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào ngày 6 tháng 4 năm 1980. Phía sau đồn cảnh sát Shibuya, Manhattan Records đã mở cửa. Chủ sở hữu là Masao Hirakawa, tốt nghiệp Đại học Tokyo, đã dành 10 năm cuối đời mình [kể từ năm 1970] để phân phối âm nhạc, đầu tiên là nhân viên bán hàng của bộ phận thu âm Yamaha Music và sau đó là nhân viên của nhà bán đĩa hát Disc Center Co. Ltd., ông đã có cơ hội đi du lịch nhiều lần đến Mỹ để mua đĩa. Đến năm 1980, ông đã có khoảng 3.000 đĩa hát.

Hình ảnh tiệm đĩa Manhattan vào năm 2018.

Hãng đĩa Manhattan tập trung vào một danh mục các nghệ sĩ Mỹ không còn được tái bản và do đó không thể dễ dàng có được, điều này rất hiếm ở Nhật Bản. Vì vậy, chẳng hạn, các phiên bản chưa từng thấy trước đây của Beach Boys và âm nhạc do Phil Spector sản xuất đã được khách hàng đón nhận nồng nhiệt.

Mục tiêu của Hirakawa là truyền bá văn hóa đĩa hát ra khắp đất nước thay vì chỉ kiếm tiền bằng cách bán đĩa. Sau đó, vào năm 1982, hai năm sau khi khai trương, ông đã bắt đầu mở ra Liên hoan đĩa hát toàn Nhật Bản, được tổ chức tại Manyo Kaikan [còn được gọi là Shibuya Shokudō], một trung tâm phía trước ga Shibuya. Lúc đó có sự tham gia của 8 cửa hàng băng đĩa, đến từ Osaka và Kyushu.

Một tờ rơi quảng cáo vào thời cửa hàng mới mở cửa.

Ý tưởng của Hãng đĩa Manhattan là khuyến khích văn hóa sưu tập đĩa, không chỉ bằng các sự kiện và các cuộc tụ họp mà còn bằng cách giúp đỡ kinh tế của những người trẻ tuổi, vì họ giữ giá đĩa ở mức thấp. Ví dụ, các đĩa đơn 12 inch có giá 780 yên/đĩa và Manhattan có tỷ suất lợi nhuận là 40%, trái ngược với mức 60% thông thường của ngành đĩa. Cửa hàng đã trở thành một mô hình kiểu mẫu ngay lập tức và nhiều người đã làm theo công thức của họ.

Masao Hirakawa
Trong suốt những năm 80, Manhattan Records đã thay đổi danh mục nhạc "pop và rock Mỹ" để trở thành một cửa hàng chuyên về Hip-Hop nhưng vẫn giữ nguyên triết lý bán các đĩa nhạc không còn xuất bản. Họ chủ yếu bán các đĩa nhạc và nghệ sĩ Hip-Hop cổ điển, chẳng hạn như Sugar Hill Gang, Afrika BambaataGrandmaster Flash & the Furious Five. Tuy nhiên, cách đó vài mét vẫn ở Shibuya, mọi thứ cũng đang thay đổi.

Trong các cửa hàng băng đĩa của quận Udagawa [khu vực có Shibuya 109 và PARCO tọa lạc], không chỉ Hip-Hop hiện đại và các giai điệu JazzSoul đang được đà phát triển, mà các cửa hàng băng đĩa nhập khẩu cũng mọc lên khắp nơi. Manhattan Records chuyển đến Udagawa vào năm 1991, đối diện với cửa hàng Tower Records chi nhánh hai.

Không phải ngẫu nhiên khí có rất nhiều cửa hàng băng đĩa trong khu vực. Việc nhập khẩu đĩa hát vào Nhật Bản trở nên dễ dàng hơn và rẻ hơn trong những năm 1980 do đồng yên tăng giá. Kế hoạch mà các chủ cửa hàng thực hiện là kiếm lợi nhuận bằng cách bán số lượng lớn với giá rẻ. Điều này đã đưa Shibuya trở thành "Thành phố băng đĩa lớn nhất thế giới" được chứng nhận bởi Kỷ lục Guinness.

Cửa hàng đĩa Tower Records, một biểu tượng của khu phố Shibuya.


Kể từ năm 1986, có ZEST là một cửa hàng đầu tiên chuyên về New WavePost Punk [Einstürzende Neubauten, Joy Division, v.v.]. Nhưng vào đầu những năm 90, cửa hàng bắt đầu thay đổi danh mục của mình thành Guitar Pop, [gồm Neo-Aco, Neo-Acoustic, một sự kết hợp giữa giai điệu guitar với điệp khúc "pop"] và các biến thể của nó, Twee PopJangle Pop. Soul, Acid JazzBrit Pop cũng xuất hiện trong danh mục của họ. Bấy giờ, hiện tượng nhạc pop Nhật Bản và tâm điểm của Shibuya-kei là Flipper's Guitar đã trở gương mặt đại diện của ZEST.
Flipper's Guitar khi còn quảng bá 5 thành viên.

Ngoài ra, cửa hàng còn có một đội ngũ nhân viên bao gồm những người sành sỏi trong cộng đồng là Hideki Kaji [thành viên của Bridge 19], Kenji Takimi [cây bút của tạp chí New-Wave, Fool's Mate và sau này là người sáng lập hãng đĩa có ảnh hưởng lớn Crue-L Records], Masashi Naka [người sáng lập Escalator Records và chủ sở hữu hiện tại của cửa hàng BIG LOVE ở Harajuku] đã từng làm việc tại ZEST vào đầu những năm 90.

Theo Masashi Naka vào thời điểm đó đang làm việc tại ZEST, một ngày trong chuyến lưu diễn quảng bá cho EP đầu tay năm 1993, The Sun is My Enemy, một khách hàng thân thiết của ZEST là Keigo Oyamada [Cornelius] bước vào cửa hàng và tuyên bố "...Thời của Shibuya-kei đang đến."

THUẬT NGỮ 'SHIBUYA-KEI' DO AI TẠO RA?


Keigo Oyamada không phải là người tạo ra thuật ngữ "Shibuya-kei", vì đó là cụm từ mà nam ca sĩ đã từng nghe trước đây. Lần đầu tiên thuật ngữ này xuất hiện trước công chúng trên một phương tiện truyền thông chính thức bắt đầu từ tháng 11 năm 1993, trên tạp chí dành cho giới trẻ, được viết bởi Jiro Yamazaki, với tiêu đề "Shibuya-kei, âm nhạc của trung tâm thành phố này là gì?", Yamazaki đã cố gắng giải thích phong trào này là gì và nó trở nên phổ biến như thế nào:

"Shibuya-kei là một thuật ngữ dùng để chỉ âm nhạc được bán tại khu vực quận Shibuya. Một số người gọi nó là "nhạc club" nhưng thật khó định nghĩa. Tôi không đồng ý với cách phân loại đơn giản ấy, nhưng thực tế là phong trào này đang diễn ra. Điều này dường như phần lớn là do thành công của Flipper's Guitar vào cuối những năm 80', bao gồm cả thương mại, phương pháp luận và ảnh hưởng to lớn của họ đối với thế hệ trẻ. "- Jiro Yamazaki [tạp chí apo, ngày 9 tháng 11 năm 1993, trang 13].

Jiro Yamazaki

Ông cũng giải thích mối quan hệ và ảnh hưởng chuỗi của cửa hàng băng đĩa lớn HMV và thị trường ngách hơn của WAVE, trong việc phổ biến xu hướng âm nhạc mới và văn hóa này, đồng thời mô tả các album được phát hành vào năm 1993 bởi Pizzicato Five [Bossa Nova 2001], Cornelius [The Sun is My Enemy EP], Kenji Ozawa [The Dogs Bark but the Caravan Moves On] và Original Love [EYES] là những ví dụ về phong trào Shibuya-kei.

Trong cùng một bài báo, Jiro Yamazaki đã được mời đến Trattoria Night!, bữa tiệc thuộc hãng thu âm Trattoria của Keigo Oyamada, được tổ chức tại câu lạc bộ Quattro, được gọi là "Shibuya Hall of Fame". Trong khi bài báo này được apo xuất bản là lần xuất hiện công khai đầu tiên của thuật ngữ “Shibuya-kei”, và thực hiện tốt công việc mô tả cộng đồng nhạc, nhưng tác giả Jiro Yamazaki phủ nhận việc đặt ra thuật ngữ này. Ông đề cập rằng nhóm biên tập apo là người quyết định sử dụng nó.

Mọi người có thể nghĩ rằng tạp chí apo là nơi bắt nguồn của thuật ngữ này, nhưng vài tháng trước đó, Keigo Oyamada đã đề cập đến nó trong một lần đến cửa hàng ZEST và nói rằng anh đã nghe thấy từ đó trong khi đang quảng bá EP đầu tiên của mình [The Sun is My Enemy được phát hành vào ngày 1 tháng 9 năm 1993], vì vậy apo chắc chắn không phải là người nghĩ ra trước.

Một góc gợi ý các sản phẩm Shibuya-kei tại cửa hàng HMV năm 1993.

HMV đóng một vai trò quyết định trong việc phổ biến đến nhạc thương mại, phân loại và sắp xếp các nghệ sĩ thuộc phong trào Shibuya-kei. Họ có một nhánh gọi là "gợi ý nhạc của Shibuya" mà giám đốc phân phối của cửa hàng, Hirsohi Ohta chọn nhạc theo sở thích âm nhạc mới mang văn hóa của thanh thiếu niên bấy giờ.

Cả HMV và WAVE đều sử dụng thuật ngữ “Shibuya-kei” trong quảng cáo tài liệu của họ như bảng xếp hạng bán hàng. Dẫu vậy, Hirsohi Ohta cũng như Jiro Yamazaki, đều phủ nhận việc nghĩ ra thuật ngữ này, lí do rằng họ đã nghe nó trước đây trong một số cuộc phỏng vấn.

Vì vậy, nguồn gốc của thuật ngữ "Shibuya-kei" là không xác định. Rất có thể nó đã ra đời bằng cách truyền miệng như một thuật ngữ được sử dụng trong ngành để hỗ trợ việc tiếp thị. Một năm trước đó [1992], thuật ngữ "Visual-kei'' xuất hiện nhờ tạp chí Shocks, và ban đầu được gọi là "Visual Shock-kei" [Phong cách Visual Shock] để bán tạp chí và làn sóng nghệ sĩ mới trong lĩnh vực thẩm mỹ này. Một sự phỏng đoán gần đúng về quy trình đặt tên này có thể đã đến tai các biên tập viên của apo, Keigo Oyamada và Hirsohi Ohta.

Thuật ngữ Visual Kei ban đầu ra đời là để quảng cáo một làn sóng âm nhạc mới.

Shibuya-kei không giống như nhiều phong trào âm nhạc khác vốn thường phát triển mạnh mẽ ở một khu vực cụ thể. Quận Shibuya được coi là tâm điểm của phong trào này, chủ yếu là do các đĩa hát của những người liên quan được bán chạy nhất trong khu vực đó. Tuy nhiên, quan điểm này là chưa đủ.

NƠI CẢM HỨNG BẮT ĐẦU


Mặc dù đúng là những người đi đầu của Shibuya-kei không đến từ Shibuya, nhưng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của quận này đối với văn hóa thanh thiếu niên và cách nó hiểu được mức độ tiêu thụ của văn hóa đại chúng. Đối với Shibuya-kei mà nói, đó là một điều rất quan trọng. Khái niệm đã định hình đặc tính của nó.

Toàn nhà PARCO vào năm 1973

Người ta nói rằng Shibuya đã không trở thành "Shibuya" cho đến khi tòa PARCO được xây dựng. Năm 1973, PARCO mở cửa và trở thành một trong những trung tâm văn hóa đổi mới của thành phố, từ việc tổ chức các cuộc triển lãm nghệ thuật, mang đến các cửa hàng thiết kế địa phương và là nơi tụ tập của giới trẻ trong khu vực.

Năm 1981, PARCO tòa 2 và tòa 3 được khánh thành để mở rộng khu phức hợp, bao gồm cả hộp đêm huyền thoại Quattro, nơi sẽ diễn ra một số hoạt động liên quan đến Shibuya-kei một thập kỷ sau, và WAVE, cửa hàng băng đĩa cùng với HMV đã hỗ trợ các hoạt động nổi bật nhất của phong trào.

Mở cửa vào năm 1988, Club Qattro được ví là tòa nhà thứ 4 của PARCO vì thu hút lượng khác không kém.

Khu vực khán đài của Club Quattro

Rockband Fishman từng biểu diễn tại Quattro.

Không chỉ liên quan đến âm nhạc dưới hình thức là các cửa hàng băng đĩa và hộp đêm, khu phức hợp này còn là nơi cửa hàng Afternoon Tea thông qua việc bán đồ nội thất và thiết bị cho các quán cà phê mang phong cách châu Âu riêng biệt, thúc đẩy việc xây dựng phong cách Anh và Pháp. Các quán cà phê ở Harajuku và các quận khác trong khu vực phục vụ trà và ăn bánh ngọt truyền thống của châu Âu. Những quán cà phê này chơi nhạc jazz, Nouvelle Vague, Yeyé và các thể loại "phức tạp" khác đã trở thành nền tảng của Shibuya-kei sau này.

Năm 1990, hộp đêm Inkstick mở cửa tại Jingumae, Shibuya, để tổ chức buổi diễn Acid JazzRare Groove thời bấy giờ, với đơn vị DJ "UFO", đứng đầu là Kei Kobayashi, Tatsuyuki Aoki, tay trống của dàn nhạc Tokyo Ska Paradise và nhà phê bình âm nhạc Hiroshi Egaitsu. Tại Inkstick, các bữa tiệc hàng tuần của họ đã trở thành một trong những điểm hẹn chính của những thanh thiếu niên có sở thích chiết trung ở Tokyo.

Hình ảnh trong quán Inkstick, không rõ năm.

Điều tương tự cũng xảy ra tại hộp đêm ZOO ở Shimokitazawa, cách Shibuya vài km, nơi Kenji Takimi [người đứng đầu Crue-L Records], là DJ thường trú tại các bữa tiệc LOVE PARADE, nơi ông chơi acid jazz, soulfunk trong các set nhạc của mình. Kahimi Karie cũng là một phần của nhóm DJ, set nhạc của cô ấy bao gồm nhạc pop Pháp, chẳng hạn như France Gall, Françoise HardySerge Gainsbourg, cùng với Jane Birkin, những người đã có tác động mạnh mẽ đến văn hóa nhạc pop Nhật Bản và phong cách thời trang nhờ sự hợp tác của họ với thương hiệu quần áo Renoma, được giới thiệu tại Nhật Bản vào năm 1970.

Một cảnh trong bộ phim Tokyo Vice (2022) lấy bối cảnh thập niên 90 ở Nhật có nhắc đến Kahimi Karie.

Mặc dù đúng là những người nghệ sĩ đầu tiên của Shibuya-kei không đến từ Shibuya hoặc thành lập ở đó, nhưng lại mang bầu không khí của thành phố, đặc biệt là các hộp đêm, DJ và các địa điểm gặp gỡ thanh thiếu niên, đã tạo cho phong trào một ngôi nhà. Việc khẳng định rằng Shibuya-kei có tên tuổi nhờ các cửa hàng băng đĩa trong khu vực là phủ nhận sự tồn tại của một cộng đồng đã thúc đẩy sự ra đời của nó.

VĂN HÓA VÀ XU HƯỚNG NGHE NHẠC 


Mặc dù chính xác khi nói rằng Shibuya-kei tìm thấy nguồn cảm hứng trong âm nhạc phương Tây, nhưng có người cho rằng đó là "âm nhạc phương Tây do người Nhật Bản làm ra". Điều này thể hiện rõ khi nhìn vào các nghệ sĩ nổi tiếng nhất của phong trào và môi trường mà họ lớn lên.

Shinjirui là thế hệ những người sinh ra sau chiến tranh, nhóm người trẻ không bị ảnh hưởng từ cuộc chiến.

Ví dụ như Flipper's Guitar gồm Keigo Oyamada (1969) và Kenji Ozawa (1968) là một phần của thế hệ Shinjinrui [Thế hệ mới]. Thế hệ này lần đầu tiên tiếp xúc với âm nhạc vào khoảng năm 1980, thập kỷ mà ảnh hưởng của phương Tây ở Nhật Bản gia tăng.

Trên các phương tiện truyền thông, sự ảnh hưởng này đã được thể hiện rất rõ ràng. Các chương trình phương Tây xuất hiện: Best-Hit-USA chiếu năm 1981 trên TV Asahi, Super Station năm 83' trên TV-Tokyo và The Poppins MTV năm 1984 trên TBS. Yellow Magic Orchestra đã thống trị các bảng xếp hạng với âm nhạc sử dụng công nghệ của họ, đồng thời phá vỡ các tiêu chuẩn về sản xuất âm nhạc dựa trên công nghệ. Sony và những gã khổng lồ công nghệ khác bắt đầu nhắm mục tiêu vào thị trường với các linh kiện nhỏ ngày càng phức tạp và Sony Walkman đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cách nghe nhạc.

Máy nghe nhạc Walkman đầu tiên của Sony ra đời vào năm 1979.

Âm nhạcphương Tây là một phần trong cuộc sống hàng ngày của thanh thiếu niên vào thời điểm đó, định hình thị hiếu, quan điểm của họ và giáo dục họ cách tiêu thụ văn hóa đại chúng. Do đó, khi các đĩa hát bắt đầu được nhập khẩu với lượng lớn hơn và các cửa hàng dành cho chúng bắt đầu tăng lên, giới trẻ Nhật Bản đã nắm rõ về loại đĩa hát nên mua, xu hướng âm nhạc cần khám phá và cách sáng tác ra nó. Nói cách khác, tất cả đã tạo ra một nền văn hóa nghe nhạc vô cùng phát triển.

Vì vậy, các nhạc sĩnhà sản xuất là một phần của Shibuya-kei trước hết là những người sành sỏi và sưu tầm âm nhạc đủ thể loại. Đối với phong trào này, việc "đào"tìm kiếm những bản nhạc hiếmchưa được biết đến là một trong những văn hóa quan trọng nhất trong cộng đồng.

Đó là lý do tại sao Shibuya-kei được cho là một phong trào văn hóa liên quan đến các nhạc sĩ, người nghe và cách tiếp cận của họ đối với việc tiêu thụ các sản phẩm âm nhạc. Khi người nghe "đào" để tìm kiếmchia sẻ những viên ngọc quý trong âm nhạc không được biết đến, các nhạc sĩ đã làm điều đó để làm phong phú thêm các tác phẩm nghệ thuật của họ - tham khảo nhiều thể loại.

NHỮNG THỂ LOẠI NHẠC CỦA PHONG TRÀO


JAZZ VÀ ACID JAZZ



Jazz có mối quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản, không chỉ liên quan đến khả năng cảm thụ của mọi người, mà còn với những bản jazz chất lượng được sản xuất tại Nhật trong những năm qua. Do đó, phong trào Shibuya-kei không gặp vấn đề gì khi kết hợp dòng nhạc này và quan niệm của nó về những thứ hay ho.

Vì vậy, Acid Jazz là sự kết hợp giữa Jazz và các sản phẩm điện tửpop bùng nổ vào cuối những năm 80 ở Luân Đôn, chúng đã tìm thấy ngôi nhà thứ hai ở Tokyo trong các hộp đêm như InkstickQuattro và tất nhiên, trong các sản phẩm của các nghệ sĩ như Pizzicato FiveUnited Future Organization.

Pizzicato Five - Happy End of the World (1997)

United Future Organization - UFOs for REAL

RARE GROOVE



Một thể loại được lấy cảm hứng từ "The Original Rare Groove Show" của DJ Norman Jay được phát sóng vào những năm 80 trên đài phát thanh lâu đời KISS 94 FM [sau đó được hợp pháp hóa thành KISS 100 London] ở Anh.

Rare Groove là một tổ hợp chủ yếu không cụ thể gồm các thể loại Funk, Soul, Disco và R&B, rất khó tìm thấy thành công về mặt thương mại, vì vậy vào cuối những năm 80 khi dòng nhạc House có chỗ đứng và Jungle bắt đầu có đà phát triển. Chúng cũng có thể được xếp vào một phần của Rare Groove. Trong Rare Groove cũng như ở Shibuya-kei, tính chất "chiết trung" của nó đã phân định thể loại chứ không phải một âm thanh cụ thể.

Một playlist tổng hợp rare groove thập niên 70

Một album của Hiroshi Fujiwara.

Một album rare groove của Việt Nam

HIP-HOP


Shibuya-kei dựa vào Hip-Hop ngoài việc cấu tạo và sử dụng nhịp điệu. Lấy sample trộn với nhau, cách sử dụng Hip-Hop trở nên quan trọng trong quá trình sản xuất nhạc của Shibuya-kei, vì về cơ bản chúng là một số kỹ thuật ưa thích trong việc tạo ra âm nhạc thuộc mọi thể loại.

Điều này có liên quan đến văn hóa "đào nhạc" và việc sử dụng các tài liệu tham khảo mà cả hai phong trào đều có điểm chung. DJ và nhà sản xuất, Yukihiro Fukutomi nói thẳng:

"Đó là về hành động được gọi là" đào nhạc". Pizzicato Five đã khai quật và sử dụng lại sample nhiều lần. Họ thừa nhận điều đó. Flipper's Guitar không nói nhiều về chuyện này, nhưng không nghĩa họ không dùng nhiều sample trong sản phẩm."

Dù không phải là vấn đề với Hip-Hop, nhưng việc chọn sample là một điều gây tranh cãi đối với Shibuya-kei vì nhiều nhà phê bình cho rằng chất liệu này không có tính độc đáo và quan trọng hơn là "đạo nhạc" đối với chất liệu của các nghệ sĩ khác.

Hip-Hop với kỹ thuật sản xuấtnhịp điệu của nó là nền tảng cho Shibuya-kei, với các nghệ sĩ như Scha Dara Parr chịu ảnh hưởng của các DJ đã kết hợp thành công Jazz và các nhịp điệu đương đại khác với Hip-Hop, chẳng hạn như Nobukazu Takemura.

Siêu phẩm của DJ Krush với huyền thoại Toshinori Kondo. 

Nobukazu Takemura - Child and magic (1997)

Yukihiro Fukutomi - Love Each Other (2002)


MOD




Hiện tượng Mod, nhóm tiểu văn hóa của những năm 60 đến từ Anh, đã và vẫn còn được đón nhận mạnh mẽ ở Nhật Bản kể từ đầu những năm 80, một phần là do sự ra mắt của bộ phim Quadrophenia [1979], sự thành công của Paul WellerThe Jam trong khung cảnh châu Âu đầy tinh tế và mang tính thẩm mỹ mà một số người trẻ đang tìm kiếm. Lễ hội Mayday Mod đã được tổ chức hàng năm tại Tokyo kể từ năm 1981.

Quadrophenia (1979)

Phong trào Mod ở Nhật vào thập niên 80.

Các bản Mod sơ khai và các bản Mod của Nhật Bản do nhà sản xuất Manabu Kuroda đứng đầu vào những năm 80, rất nhạy cảm với các thể loại Rare Groove, chẳng hạn như Soul, Funk, R&B, Yeyé, Jazz và sau đó là Acid Jazz. Những sở thích này và trên hết, gu thời trangthẩm mỹ mà họ có là chìa khóa cho Shibuya-kei, bởi vì chính từ phong trào này, nó đã thừa hưởng phần lớn phong cách thẩm mỹ.

JPOP


J-Pop cùng với City Pop là một trong những hiện tượng âm nhạc quan trọng nhất của Nhật Bản trong thế kỷ 20, mối quan hệ của nó với phong trào Shibuya-kei xuất hiện dưới hình thức cả hai hiện tượng đều có chung các tính chất thúc đẩy cho phong trào đạt được tính thương mại.

Người đã đưa hai hiện tượng này đến với nhau là Kenichi Makimura, nhà sản xuất và người đại diện đầu những năm 70 đã làm việc với Taturo YamashitaTaeko Ohnuki trong ban nhạc nổi tiếng Sugar Babe.

Sugar Babe và Eiichi Ohtaki (giữa)

Trong những năm 80, Makimura là người đứng đầu hãng đĩa Non-Standard Records của Haruomi Hosono, làm việc với các nghệ sĩ như Pizzicato Five, band nhạc sẽ trở thành nghệ sĩ hàng đầu của Shibuya-kei.

Mặt khác, tay trống Takahashi Yukihiro đã sản xuất đĩa đơn cho ban nhạc Salon Music [Muscle Daughter, 1984 và Paradise Lost, 1985], góp phần làm tiền đề cho Shibuya-kei.


Salon Music
đã gián tiếp trở thành một phần quan trọng của phong trào, khi người trưởng nhóm của họ là Zin Yoshida, đã giúp một ban nhạc tên là Lollipop Sonic ký hợp đồng với Polystar và sau đó đổi tên thành Flipper's Guitar và cũng được sản xuất bởi Kenichi Makimura, trở thành một trong những ban nhạc lớn nhất ở Nhật Bản đương đại.

Salon Music - La Paloma Show (1984)

Yukihiro Takahashi - Neuromantic (1981)


Miharu Koshi and Haruomi Hosono - Swing Slow (1996)

ẢNH HƯỞNG TO LỚN CỦA FLIPPER'S GUITAR

Năm 1989, Keigo Oyamada, Kenji Ozawa, Shusaku Yoshida, Yasunobu ArakawaYukiko Inoue lập ra Flipper's Guitar thuộc hãng đĩa Polystar với album "Three Cheers for Our Side". Về cơ bản, album theo dòng nhạc guitar pop, còn được gọi là neo-aco với ảnh hưởng của các ban nhạc pop của Vương quốc Anh như The PastelsAztec Camera.

Một trong những ca khúc nổi bật thời đầu của Flipper's Guitar.

Album là một sự thất bại, mặt khác, bài hát như "Coffee Milk Crazy" và "My Red Shoes Story" nghe có vẻ bình thường, nhưng chúng đại diện cho các hoạt động của thanh thiếu niên thời đó, họ bị phát cuồng bởi các quán cà phê châu Âu và sự tinh tế trong quần áo của phương Tây.

Tuy nhiên, Polystar nhìn thấy tiềm năng chỉ ở bộ đôi chính của ban nhạc là Keigo OyamadaKenji Ozawa, vì vậy họ đã cho cắt giảm các thành viên khác. Oyamada và Ozawa, được biết đến với cái tên "bộ đôi bất khả chiến bại", quảng cáo như những thần tượng, bắt đầu với các video âm nhạc của riêng họ.


Đến năm 1990, album thứ hai "Camera's Talk" tấn công các cửa hàng băng đĩa, họ không chỉ là một ban nhạc mới mà còn là một hiện tượng nhạc pop. Họ đã có một chuyên mục trên tạp chí tuổi teen có ảnh hưởng là Takarajima, nơi họ giới thiệu âm nhạc, phong cách và nói về quan điểm. Cả hai cũng đã có một chương trình radio được nghe rộng rãi hàng tuần mang tên Martians Go Home ở FM Yokohama, nơi họ chơi các thể loại nhạc phương Tây được yêu thích, và các ban nhạc đồng nghiệp ở Nhật. Tương tự như vậy, những thứ đó có ảnh hưởng lớn đến cách ăn mặc của phong trào: mũ nồi, quần dài màu trắng và áo sơ mi breton bắt đầu xuất hiện ở khắp mọi nơi.


Tuy nhiên khi đang ở trên đỉnh cao, Flipper’s Guitar đã tan rã. "Doctor Head's World Tower" là album cuối cùng trước khi đường ai nấy đi vào tháng 10 năm 1991, hai năm trước khi Shibuya-kei được giới truyền thông xác định, nhưng điều đó không ngăn được HMV và cửa hàng WAVE tập trung các album của các ban nhạc khác cùng thời với họ. Tuy nhiên, trái ngược với những gì người ta sẽ nghĩ, sức ảnh hưởng của họ ngày càng lớn khi họ tan rã.

Năm 1993, Keigo Oyamada sản xuất cho Pizzicato Five trong album "BOSSA NOVA 2001" (1993) của họ, một trong những album đã củng cố những giai điệu nổi tiếng nhất của Shibuya-kei, sử dụng nền tảng của giai điệu như Lounge, Jazz, Hip-Hop và House.


Trong thời kỳ này, Oyamada đổi nghệ danh của mình thành Cornelius, và anh đã trở thành một trong những nghệ sĩ quan trọng nhất trong phong trào. Anh cũng thành lập hãng thu âm của riêng là Trattoria như một công ty con của Polystar, nơi anh đã quản lý các nghệ sĩ như Bridge [19], Wack Wack Rhythm Band, Kahimi KarieHideki Kaji (Bassisist của Bridge 19), tất cả đều là nghệ sĩ đặt nền móng của Shibuya-kei.

Oyamada cũng rất ảnh hưởng đến thời trang, Shibuya-kei đã chuyển từ việc mặc quần áo phong cách ven biển của Pháp [áo sơ mi breton, mũ nồi] sang thời trang dạo phố của Ura-Harajuku. Oyamada có mối quan hệ thân thiết với nhà thiết kế NIGO, người sáng lập A Bathing Ape, dẫn đến sự hợp tác kéo dài nhiều năm. Khi Cornelius mặc BAPE, Shibuya-kei bắt đầu bắt chước theo.

NIGO và Cornerlius

Năm 1997, Cornelius phát hành "Fantasma" một trong nhiều album cuối cùng của Shibuya-kei. Một loạt các âm thanh đa dạng vì nó được thực hiện tốt, sử dụng vô số thể loại và kỹ thuật sản xuất, từ Sampling và Turntablism, đến heavy metal, Drum N 'Bass và việc sử dụng nhiều loại tham chiếu âm thanh, chẳng hạn như phim hoạt hình TV, các video hướng dẫn của Disney và Hoa Kỳ từ những năm 50 và 60.

Kenji Ozawa lại chọn nhạc pop thương mại hơn và rời xa nhóm tiểu văn hóa, anh phát hành "LIFE" vào năm 1994, một trong những album J-Pop được công nhận vào cuối những năm 90 và hợp tác với Scha Dara Parr trong bản hit "Konya Wa Boogie." Cùng năm đó, anh cũng bắt đầu viết một chuyên mục hàng tháng có tên DOOWUTCHYALIKE trên tạp chí Olive [đối tác nữ của tạp chí Popeye], kéo dài trong ba năm.



Trong khi Flipper's Guitar và các thành viên của họ không phát minh ra Shibuya-kei, những dấu hiệunguồn gốc văn hóa của họ xuất phát từ ít nhất gần một thập kỷ trước khi ra mắt năm 1989, nhưng họ đã thành công trong việc cô đọng lại phong cáchvăn hóa sống động trên đường phố của Tokyo, trước khi cái tên Shibuya-kei tồn tại.

Tuy nhiên, Flipper's Guitar không đơn độc trong công việc cô đọng phong trào. Hình ảnh mà họ (và gần như tất cả những người cùng thời với họ) sử dụng và trở thành nét thẩm mỹ nổi bật của Shibuya-kei là tác phẩm của họa sĩ Mistuo Shindo và CTPP studio của anh ta.

CÁCH THIẾT KẾ BÌA ALBUM


Thiết kế bìa của Shibuya-kei nổi lên vào giữa những năm 80 và lan rộng trong suốt những năm 90. Mọi người có thể bắt gặp trên các tờ rơi, quảng cáo, áp phích cửa hàng, tạp chí, bìa sách và trên hết là bìa album. Chúng đã trở nên dễ nhận biết và nhất quán nhờ vào tác phẩm của Mitsuo Shindo và công ty thiết kế Contemporary Productions [CTPP] mà ông làm giám đốc.

Shindo là một người thuộc nhóm Mod vào đầu những năm 80, thậm chí ông từng trong một ban nhạc Mod có tên là The Scooters. Họ không thành công lắm, nhưng việc trở thành một Mod đã để lại cho ông những tài liệu tham khảo đồ họa mà về sau hóa thành tác phẩm của ông sau đó, ông nắm bắt sự tinh tế của phong trào để chuyển nó sang một kỷ nguyên mới. Đây là cách Shibuya-kei kế thừa đồ họa nhờ tham chiếu từ các bộ phim Ý, Op-art, Nouvelle vague, American Soul, LoungeRetro Futurism.

Shindo đã thiết kế hơn 1000 bìa album cho các nghệ sĩ khác nhau, ông thường làm đạo diễn MV cho Mr. ChildrenMisia.

Công việc đầu tiên của ông với các nghệ sĩ đi đầu của phong trào là vào năm 1986, khi ông thiết kế bìa cho đĩa đơn của Pizzicato Five. Ảnh hưởng thẩm mỹ và mối quan hệ với Yasuharu Konishi, người sáng lập ban nhạc đã khiến Shindo thiết kế ra những hình ảnh không giống bất cứ ai khác vào thời điểm đó. Điều này đã được ghi nhận trong bìa cho album thứ hai của Pizzicato Five, Bellisima! [1988], Flipper's Guitar cũng thích nó và yêu cầu Shindo thiết kế cho họ, và sau này lại được yêu cầu bởi Takao Tajima, ca sĩ đầu tiên của Pizzicato Five, người sẽ sớm rời ban nhạc và bắt đầu dự án của riêng mình là Original Love.

Tác phẩm của Shindo và CTPP đặc trưng bởi việc sử dụng các kiểu chữ châu Âu, cả font hiện đại như HelveticaFranklin Gothic, cũng như kiểu truyền thống hơn như Times. Các bức ảnh và hình minh họa được giảm xuống thành một yếu tố được đóng khung duy nhất. Nhìn chung, có thể hiểu đây là phiên bản Nhật của những bìa do Reid Miles thực hiện cho hãng nhạc jazz nối tiếng Blue Note Records.

Pizzicato Five - Bellisima! (1988)

Tuy nhiên, bản chất thực sự của thiết kế CTPP là cách họ áp dụng tài liệu nguồn vào các bối cảnh mới. Nó đề cập mạnh mẽ đến những cách sử dụng mới của các tác phẩm văn hóa đại chúng vào những năm 60, với nỗ lực không phải để xào lại mà là để trích dẫn và chế nhạo một cách trực quan. Cũng giống như phong trào Post-Punk đã làm vào cuối những năm 70 và 80 bằng cách tham khảo các tác phẩm nghệ thuật.

Chủ nghĩa hậu hiện đại được thúc đẩy bởi sự chế nhạo này của nghệ thuật trong quá khứ là điều đã đánh dấu Shibuya-kei trong cấp độ thẩm mỹ và CTPP đã từng làm cho nó trở nên "ngầu" đối với các nhà thiết kế Nhật Bản những năm 90. Với sự ra mắt của Macintosh, họ đã sử dụng chúng như một tài liệu tham khảo để tạo ra các tác phẩm hình họa Shibuya-kei mới.

Chẳng hạn như nhóm thiết kế Groovisions, bao gồm Hideyuki Yamano, Hiroshi Ito, Kazuhiro SaitoToru Hara, những người đã thu hút sự chú ý của Pizzicato Five và sử dụng font chữ Helvetica kết hợp màu phẳng đã trở thành xu hướng ở Nhật Bản, dựa trên tác phẩm của Mark Farrow cho Spiritualized và loạt tranh Spots của Damien Hirst ra đời từ năm 1986 trước đó.

  Methoxyverapamil, Damien Hirst, 1991

Ngoài ra, Masakazu Kitayama, người từng làm việc cho Mitsuo Shindo tại CTPP và đã tham gia vào một số dự án nổi tiếng, bao gồm thiết kế bìa mang tính biểu tượng của Cornelius là album Fantasma.

Thiết kế Shibuya-kei không chỉ dừng lại ở bìa album. Sumio Takemoto, được biết đến với biệt danh "Người điều khiển đồ họa", đã khéo léo sử dụng sự kết hợp giữa hình ảnh cổ điển và chủ đề tương lai trong các áp phích cho các bộ phim châu Âu phát hành tại Nhật Bản vào những năm 90.

Poster phim Modesty Blaise (1993) của Sumio Takemoto

Đến giữa những năm 90, Shibuya-kei đã không còn là một phong trào underground nữa, mà nó đã trở thành một trong những nền tảng của nhạc pop Nhật Bản và được toàn thế giới công nhận.

Bằng chứng là các sản phẩm nhạc tuyển chọn như Shibuya 3003 A Spectacular Collection of Japanese Clubpop (1996) và Shibuya 4004 The Return of Spectacular Japanese Clubpop (1998) của hãng đĩa Bungalow của Đức. Mặc dù thực tế là chúng chỉ là nhạc tổng hợp, nhưng những bản thu này đã trở nên quan trọng đối với phong trào, đặc biệt là nhiều năm sau khi xu hướng kết thúc, vì nó đã giúp mở rộng khía cạnh Picopop (một phiên bản pop “ngọt ngào” đặc trưng bởi các chủ đề và giọng hát khá trẻ con), được phổ biến bởi Takako Minekawa trong Roomic Cube vào năm 1997, cô cũng xuất hiện trong Sushi 4004.



Đúng như dự đoán với tất cả các phong trào nghệ thuật, Shibuya-kei cũng nhận nhiều lời phê bình vì nhiều lý do khác nhau. Một trong số đó là quan điểm cho rằng hầu hết những người trong cộng đồng thuộc về giai cấp tư sản và do đó, cách tiếp cận âm nhạc của họ liên quan trực tiếp đến việc giáo dục văn hóa của họ, không phải tất cả mọi người đều bình đẳng. Loạt xung đột này cũng có trong Post-Punk, một phong trào mà Shibuya-kei chia sẻ chung phần lớn quy trình sáng tạo và triết lý sản xuất của mình, nơi mà nhiều người khởi xướngcác sinh viên tốt nghiệp các trường nghệ thuật tư nhân và do đó, các tham chiếu của họ đến mỹ thuật vốn dĩ là khá tinh vi.

Một chỉ trích liên quan khác là thái độ tiêu dùng của phong trào. Các nghệ sĩ đại diện của Shibuya-kei bị thúc đẩy bởi sự tiêu thụ văn hóa, cho dù là đĩa hát, phim ảnh hay thời trang, điều này khiến họ hành xử theo cùng một cách, theo kiểu thái độ hipster vừa hời hợt vừa đào thải nhiều.

Cornelius, the First Question Award (1994)

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận Shibuya-kei đã đại diện cho giới trẻ Nhật Bản những năm 90 cho phép họ khám phá với sự tự do hơn, khả năng nghệ thuật và hun đúc sức sáng tạo của họ xung quanh những thử nghiệm và điều đặc biệt. Họ lấy những gì tốt nhất mà thế giới đã cung cấp và điều chỉnh nó cho phù hợp với khả năng của họ bằng một nỗ lực của sự khéo léo văn hóahiếm thấy trước đây. Sự khéo léo văn hóa mà cho đến ngày nay có thể được nhìn thấy, nghe thấy và nói về nó, được đánh giá cao và tiêu thụ trên toàn thế giới.

Vào đầu những năm 2000, cơn sốt Shibuya-kei đột ngột chấm dứt. Cornelius rời xa âm thanh mô phỏng và bắt đầu thử nghiệm với album Point, điều tương tự đã xảy ra với Kahimi Karie, và Pizzicato Five tan rã vào năm 2001. Đột nhiên, Shibuya-kei ở Nhật Bản được thay thế bằng các phong trào âm nhạc điện tử và phong cách techno được thúc đẩy bởi sự nổi lên của Internet vào đầu thế kỷ này, trong khi văn hóa băng đĩa bắt đầu bị suy giảm mạnh do nghe nhạc trực tuyến. Shibuya-kei chắc chắn đã kết thúc nhưng ảnh hưởng của nó sẽ tồn tại mãi mãi.

Biên tập: Navi

Nhận xét