[Nhạc nhẽo] Những album hay nhất của Shibuya-kei

Sau khi đã đọc về Shibuya-kei ở bài đăng trước, bài đăng này được mình tách ra để các bạn có thể tìm và nghe một số album hay của thập niên 90 thuộc phong trào Shibuya-kei. 



THE CAMERA LOVES ME - WOULD-BE-GOODS (1988)

Mặc dù không phải là một ban nhạc Nhật, nhưng Would-Be-Goods đã trở thành một tài liệu tham khảo quan trọng cho các nghệ sĩ Shibuya-kei trong tương lai cả về mặt âm nhạc và thẩm mỹ. Ảnh hưởng bắt đầu từ năm 1987 khi các nghệ sĩ của Él Records lưu diễn tại Nhật Bản vào cùng năm.

FAB GEAR - VARIOUS ARTISTS (1990)

"Fab Gear" là một album tổng hợp được biên soạn bởi Keigo OyamadaLouis Phillipe (Philippe Auclair, chủ tịch và nhà sản xuất của Él Records) nhằm tập hợp các nghệ sĩ Shibuya-kei đầu tiên, bao gồm Flipper's Guitar, Bridge 19 và bản song ca "Fancy Face Groovy Name", sáng tác của Kahimi KarieTakako Minekawa. Một trong những tài liệu có ảnh hưởng nhất của phong trào trong giai đoạn đầu của nó.

CAMERA TALK - FLIPPER'S GUITAR (1990)

Album thứ hai của Flipper's Guitar bao gồm một số nỗ lực ban đầu của họ trong việc kết hợp các thể loại như House [Big Bad Bingo], Bossa và Latin [Summer Beauty 1990] và Surf [Wild Wild Summer], trừ với một số bài hát thuộc neo-acoustic tuyệt vời [Haircut 100]. Một album táo bạo hơn, mạo hiểm hơn và ít nhạt nhẽo hơn so với album đầu tay của họ, "Three Cheers for Our Side" (1989).

DOCTOR HEAD'S WORLD TOWER - FLIPPER'S GUITAR (1991)

"Doctor Head's World Tower" là kiệt tác của Flipper's Guitar - một bức tranh âm thanh có đầy đủ các tham chiếu từ My Bloody Valentine, Primal Scream, Beach Boys, The Electric Flag, The Ventures,...

Ngay cả khi có rất nhiều tài liệu âm nhạc tham khảo, album vẫn mang lại cảm giác nguyên bản. Nó đã thúc đẩy nhiều hoạt động của Shibuya-kei đến những vùng lãnh thổ chưa được khám phá và vẫn là một trong những album được đánh giá cao nhất từ thời kỳ đầu của phong trào và nhạc Pop Nhật Bản.

THIS YEAR'S GIRL - PIZZICATO FIVE (1991)

Sau khi đá vocalist trước của họ là Takao Tajima (Original Love), Pizzicato Five đã tìm thấy phong cách và bản sắc của họ với Maki Nomiya. "This year's Girl" đã đưa Pizzicato Five trở thành một trong những gương mặt đại diện cho Shibuya-kei, được ủng hộ mạnh mẽ bởi gu thẩm mỹ nhạc pop những năm 60.

BOSSA NOVA 2001 - PIZZICATO FIVE (1993)

Với Cornelius trong vai trò nhà sản xuất, Pizzicato Five đã vươn tới những giới hạn mới cùng "Bossa Nova 2001". Album trở thành nguồn cảm hứng cho tất cả các album của Shibuya-kei trong những năm 90 còn lại. Sự kết hợp thông thường của các thể loại khác nhau, họ đã thêm một lớp điện tử và Synth-Pop bổ sung vào các bài hát như "Sopmansated Catchy". Có lẽ đây là album hay nhất trong sự nghiệp của họ.

MY FIRST KARIE - KAHIMI KARIE (1995)

Vào đầu những năm 90, Kahimi Karie là DJ tại câu lạc bộ ZOO ở Shimokitazawa, ở đó cô liên tục chơi những bản nhạc pop Pháp của thập niên 60 và trở thành nền tảng cho âm nhạc của chính cô. Điều này được chứng minh với "My First Karie", được sản xuất một nửa bởi Cornelius, người đã giúp cô bước ra ánh sáng bằng âm nhạc Pháp.

NO SOUND IS TOO TABOO - UNITED FUTURE ORGANIZATION (1994)

Tiêu đề album cũng giống với nội dung trong nó, vì nó không chỉ bao gồm Jazz và Soul mà còn có Salsa, Hip-Hop, Reggae và Samba. Mức độ sản xuất là hoàn hảo và nhịp điệu được xử lý một cách nghiêm túc. Một lựa chọn tốt cho những ai không cảm thấy thoải mái với cách ghép nhiều âm thanh của Pizzicato Five.

ALIVE - LOVE TAMBOURINES (1995)

Hãng thu âm Crue-L của Kenji Takimi là hãng thu lớn dành các tác phẩm Funk, Soul và R&B đại diện cho Shibuya-kei. Trong số các danh mục nghệ sĩ của họ có "Love Tambourines" với album duy nhất Alive, góp phần đã củng cố thư mục cho thể loại Neo-Soul vào thời điểm đó.

ROOMIC CUBE - TAKAKO MINEKAWA (1996)

Takako Minekawa giống như Kahimi Karie là một fan hâm mộ của Retropop, nhưng Minekawa đã chọn cách tiếp cận với Picopop [một dạng nhạc Pop dễ thương] và Synth-pop với âm bội Yeyé trong album Roomic Cube của cô. Được sản xuất bởi Kenichi MakimuraBuffalo Daughter, phong cách của cô đã ảnh hưởng đến nhiều nhóm nhạc chẳng hạn như Strawberry Machine.

CHILD'S VIEW - NOBUKAZU TAKEMURA (1994)

Nobukazu Takemura là một trong những nhà sản xuất Hip-Hop ảnh hưởng nhất ở Nhật Bản đương đại. Mặc dù nằm ngoài trung tâm Shibuya-kei, tác phẩm của ông vào những năm 80 với nhóm DJ Cool Jazz Productions đã có ảnh hưởng đối với tất cả những nghệ sĩ kết hợp giữa Hip-Hop và Jazz trong các sản phẩm của họ, bao gồm cả Nujabes. "Child's View" là album đầu tiên của anh đã được phát hành kể từ năm 1994, nhưng vào thời điểm đó anh đã là người có thẩm quyền về thể loại này.

SCHA DARA GAIDEN - SCHA DARA PARR (1994)


Scha Dara Parr đại diện cho khía cạnh nổi bật hơn trong Hip-Hop của Shibuya-kei. EP Scha Dara Gaiden có bản hit "Tonight's Boogie Back" (Smooth Rap) mà Kenji Ozawa góp giọng, Funk-tinted và Hiroshi Fujiwara cũng tham gia sản xuất và sự hợp tác với Tokyo Ska Paradise Orchestra trong "Get Up And Dance". Scha Dara Parr không biết họ là một phần của phong trào Shibuya-kei vào thời điểm đó, nhưng "Scha Dara Gaiden" đã xác nhận điều đó.

TROUT! - CUBISMO GRAFICO (1999)

Cubismo Grafico [Gakuji Matsuda], gia nhập phong trào khá muộn, nhưng điều đó cho phép anh ấy làm phong phú thêm âm nhạc của mình với các xu hướng sản xuất mới nhất mà không làm mất đi bản chất của Shibuya-kei.

Với âm thanh giật giật như trong "Fantasma" của Cornelius, và tiếng nhạc Pháp kế thừa từ Pizzicato Five, "TROUT!" của Cubismo Grafico không nằm ngoài Shibuya-kei, nhưng nó gần với Techno và House của cuối thế kỷ.

TAKE OFF AND LANDING - YOSHINORI SUNAHARA (1999)

Vào những năm 90, nhà sản xuất Yoshinori Sunahara lấy cảm hứng từ hãng hàng không Pan Am và hiện tượng Jet Set của những năm 60 và 70 đã tạo ra một loạt các album ý tưởng xoay quanh nguồn cảm hứng sáng tạo này. Trong số này, "Take Off and Landing" là đỉnh nhất. Album sử dụng downtempo làm nền tảng và xây dựng dựa trên nó một danh mục lớn các tài liệu tham khảo về âm thanh.

SUSHI 4004 - THE RETURN OF SPECTACULAR JAPANESE CLUBPOP, VARIOUS ARTISTS (1998)


Hãng thu của Đức, Bungalow đã biên soạn "Sushi 4004 - Sự trở lại ngoạn mục của nhạc club Nhật Bản" và trước đó là "Sushi 3003", cả hai đã trở thành điểm hẹn của những thính giả quan tâm đến phong trào Shibuya-kei. Mặc dù gắn liền với phong cách House và Electronic của Bungalow, nó vẫn không thể thiếu các nghệ sĩ quan trọng của phong trào như: Pizzicato Five, Kahimi KarieCornelius, cùng với những nghệ sĩ khó hiểu hơn như Hi-Posi, ColletteYukari Fresh. "Sushi 4004" là một tài liệu tham khảo tốt mô tả nửa sau của phong trào.

FANTASMA - CORNELIUS (1997)

Album chứa tất cả phong cách của Shibuya-kei. Keigo Oyamada đã vẽ hoàn chỉnh "Fantasma", bức chân dung của văn hóa pha trộn thể loại và khám phá âm thanh của Shibuya-kei và thử nghiệm sẽ đánh dấu sự nghiệp của anh trong tương lai gần.

Trong "Fantasma" có tất cả mọi thứ: Hip-Hop trong "Mic Check", Funk trong "Taylor", Psychedelia trong "Chapter 8: Seashore and Horizon", Garage Punk trong "Count Five or Six", Guitar Pop trong "Thank You for the Music", Drum N 'Bass trong 'Free Fall"...

"Fantasma" vẫn là một trong những album có ảnh hưởng nhất trong dòng nhạc cải tiến và là bản tóm tắt những gì Shibuya-kei đã mang lại cho nền nhạc pop Nhật Bản và thế giới.

HIDEAKI KAJI VÀ BRIDGE (Lựa chọn của biên tập)

Như đã từng đề cập ở bài đăng trước, Bridge ra đời vào cuối thập niên 80 và cũng theo đuổi xu hướng Shibuya-kei. Band nhạc được dẫn dắt bởi vocalist Otomo Mami và bassist Hideki Kaji, nhưng đã tan rã vào năm 1995.


Sau đó, bassist  Hideki Kaji đã hoạt động solo và dành được nhiều thành công với các bản hit khác nhau. Album đầu tay của anh là "Mini Skirt" năm 1997 đã đạt được thành công vang dội. Ca khúc chủ đề của album này là "My Boom is me," nghe vui cùng vui tươi.


Biên tập: Navi

Nhận xét