BGM - Sự khởi đầu của nhạc hiệu thang máy

Bên cạnh sự phục hưng hiện tại của âm nhạc môi trường (ambient) Nhật Bản là một lịch sử lâu dài của các bài hát không có tiêu đề thường được phát làm nhạc nền.

"Nhạc nền (background music) là một phương thức biểu đạt âm nhạc, trong đó âm nhạc không nhằm mục đích tập trung chính vào người nghe tiềm năng, nhưng nội dung, đặc điểm và mức âm lượng của nó được lựa chọn một cách có chủ ý để ảnh hưởng đến các phản ứng hành vi và cảm xúc ở con người như sự tập trung, thư giãn, phân tâm và phấn khích."

Sự hồi sinh trực của âm nhạc môi trường Nhật Bản trong những năm gần đây đã báo hiệu về một khả năng chữa bệnh của âm nhạc. Tính hữu ích của ambient đã được kiểm chứng rộng rãi từ đầu thế kỷ 20, và ngày nay những kiệt tác ngoạn mục của các nghệ sĩ như Satoshi Ashikawa hoặc Midori Takada đã được đánh giá cao. Nhưng trong sự hiện đại của Nhật Bản, nhạc nền — hay được gọi bởi Haruomi Hosono là ‘BGM’ — có một sự liên quan khác biệt.

Với những thay đổi căn bản của môi trường Nhật Bản sau chiến tranh, nhiều thử nghiệm đa dạng về tiềm năng của ‘âm nhạc cho đồ nội thất’ đã kết hợp thành một luồng duy nhất. Trong những năm kinh tế phát triển, âm nhạc thang máy tràn qua các văn phòng, siêu thị và phố mua sắm mới toanh để truyền tải một cách rõ ràng tâm trạng của một quốc gia đang chuyển đổi như thể đang lướt qua một thiết bị điều hòa không khí.

Những giai điệu lơ lửng

Theo cuốn sách "Âm nhạc thang máy của Nhật Bản" do Yuji Tanaka viết, BGM là một chủ nghĩa hiện đại giữa thế kỷ chưa định hình, ngụy trang trong môi trường xung quanh nó, không khí trong lành được tạo ra bởi sự phát triển công nghệ không lường trước do sự tăng cường của nền kinh tế và văn hóa.

Phòng điều khiển âm thanh của Toyo Ongaku Hoso.

Những chiếc máy phát nhạc nền đời đầu. Từ trái qua là những phiên bản năm 1950 cho đến năm 1980 thì đã nhỏ gọn hơn rất nhiều ở bên phải.

Biểu hiện đầu tiên của BGM là các giai điệu lặp lại của nhạc jazz, bossa-nova và lounge. Năm 1957, phòng thu BGM đầu tiên được xây dựng trong một căn phòng của khách sạn Hoàng gia ở Tokyo, sử dụng thiết bị hạng nặng để phát những cuộn nhạc cổ điển khổng lồ của các nhà phân phối nước ngoài. Tập đoàn Muzak, một nhà cung cấp lâu đời của Mỹ, trước đây đã chứng minh rằng âm nhạc dễ nghe sẽ làm tăng năng lực sản xuất của người làm việc.

Đến những năm 1980, các kỹ sư âm thanh Nhật Bản phát triển thiết bị nhỏ hơn, cuộc cách mạng đã tìm thấy vị trí phổ biến của nó trong xã hội thành thị. BGM đã trở thành một dịch vụ nhất thời với hiệu ứng phổ biến được nghe thấy ở các văn phòng, khách sạn, sân chơi bowling và thậm chí trên thuyền đánh cá. Tại Osaka Expo 74, nơi các chi nhánh của Fluxus trưng bày các tác phẩm hiện đại, một liên đoàn gồm các tập đoàn BGM lớn đã cung cấp dàn loa khắp địa điểm của mình để giới thiệu 'âm nhạc môi trường.'

Album nhạc nền đầu tiên ‘Toyo Ongaku Hoso’ ra mắt năm 1965.

"Phát ra từ hư không/Lơ lửng trong không khí/Đem lại sáng tạo và thoải mái/Âm nhạc của khoa học/Đó chính là nhạc nền từ máy Altofonic."

Tương lai là vô định

Nơi mà sự thanh tao là một trọng tâm mới, những ý nghĩa của chủ nghĩa tương lai phát triển mạnh mẽ dưới thời các nhạc sĩ được ủy thác cho công việc tạo ra nhạc nền. Haruomi Hosono đã đặt tên cho album của Yellow Magic Orchestra là 'BGM' (1981), trước đó là 'Watering a Flower' cho nhạc hiệu của MUJI vào năm 1980. Các sáng tác điện tử mang tính tiên phong của Isao Tomita đã xuất hiện trong sách giáo khoa dạy múa ở trường và Ryuichi Sakamoto đã thực hiện một đĩa CD thử nghiệm về việc tạo hình trẻ sơ sinh được phát hành trên các tạp chí phụ sản.

"Bạn muốn nghe nhạc nền không?" - Một poster năm 1962.

BGM đã trở thành một loại hình nghệ thuật ẩn danh, hướng dẫn người nghe qua cuộc sống hiện đại bằng cách kết hợp âm nhạc với bối cảnh. Mặc dù nó chập chờn giữa nghệ thuật và bình thường, nhưng lịch sử của nó mô tả sự nghiêm túc của một thể loại có thể khiến người nghe tan vào khung cảnh xung quanh.

Đã có rất nhiều album của BGM bị mất trong lịch sử, nhưng rất nhiều trong số chúng đã được tìm lại và tái bản. Sau đây là một số album mà các bạn có thể nghe:

‘Still Way (Wave Notation 2)’ (1983) của Satoshi Ashikawa được xem là 
album ambient đầu tiên của Nhật Bản.


Nhạc hiệu của MUJI

Một trong những album ambient có tính đổi mới 
khi kết hợp thêm nhạc cụ của Nam Phi và Indonesia

Hiroshi Yoshimura chăm chỉ mỗi năm một album.
Biên tập: Navi

Nhận xét