Rockband Kyojinbyo |
Nhạc punk ở Nhật chịu sự ảnh hưởng từ Anh và Mỹ, nhưng lại phát triển mạnh và tách biệt so với phương Tây, và nhanh chóng trở thành một phần văn hóa của Nhật Bản vào thập niên 80. Hai thành phố phát triển punk mạnh nhất là Tokyo và Osaka, Tokyo được đánh giá là punk bình thường và giống phương Tây nhất, trong khi Osaka thì có cá tính mạnh hơn và sinh ra "noise rock".
Tokyo Punk
Phát triển vào cuối thập niên 70, Friction sinh ra ở Fukushima là một band có phong cách bắt chước theo các band nước ngoài như New York Dolls, Ramones và The Stallin. Mặc dù không phải sinh ra ở Tokyo, nhưng Friction nổi tiếng với các sân khấu ở Tokyo bằng những màn nôn mửa và khỏa thân trên sân khấu.
Rockband Friction |
Một clip diễn live hiếm hoi của Friction, họ cũng được xem là
lá cờ đầu trong phong cách alternative rock.
Một cảnh trong show diễn của The Stallin không khác gì mới ẩu đả. |
Bộ phim hành động hậu tận thế Burst City của đạo diễn Sogo Ishii năm 1982 đã góp phần phát triển cho văn hóa punk ở Nhật với sự tham gia của rockband The Stalin vào vai 2 rockband trong phim là The Rockers và The Roosters. Sự thành công của bộ phim giúp nhiều người biết đến văn hóa punk đang diễn ra bấy giờ.
Một cảnh The Stalin diễn trong Burst City |
Rockband The Blue Hearts |
Album cuối "PAN" với hơn triệu bản. |
Âm nhạc của The Blue Hearts dễ nghe hơn rất nhiều
so với những người khác.
Nhắc đến punk thì không thể thiếu thành phần mạnh bạo và tăm tối như 2 band mạnh bạo nhất của Tokyo là SS và GISM khi họ chơi nặng hơn là hardcore và kết hợp cùng thrash. Đặc biệt là phong cách chơi siêu nhanh của SS sau này được các chuyên gia nhận định là họ đã tạo ra nền móng của hardcore ở Mỹ. Trong khi đó GISM lại là lá cờ đầu trong việc kết hợp punk với thrash, tạo được tiếng vang quốc tế với cả 2 cộng đồng hardcore punk và heavy metal.
Rockband SS |
Ai mê hardcore thì không thể bỏ qua album "The Original" của SS,
đánh mạnh cực phê, diễn live có mà banh nóc.
Rockband GISM |
Một chút gì đó của GISM thật sự đi trước thời đại.
Osaka Punk
Rockband Hijokaidan |
Một buổi diễn của Hijokaidan kết hợp nghệ thuật đương đại.
Nghệ sĩ Merzbow. |
"Pulse Demon" được xem là một siêu phẩm mà ông đã tạo ra năm 1996, thuật của những tiếng ồn. CẢNH BÁO: MỞ NHỎ VOLUME
Bên cạnh đó, các punker cũng có những màn "trình diễn nghệ thuật" trong lúc biểu diễn khiến người xem chỉ biết đứng hình. Như màn đổ sơn lên model nữ của Hijokaidan. Nổi tiếng nhất vẫn là màn lái xe cẩu đâm thẳng vào sân khấu của Eye Yamantaka thuộc band Hanatarash. Ở Osaka gần như không có ai chưa từng nghe tên anh vì những trò "trình diễn nghệ thuật" mạo hiểm tính mạng như vậy. Các khán giả luôn phải đem sẵn bảo hiểm vì show diễn của họ nổi tiếng là cực kì nguy hiểm với những trò điên rồ khác của Yamantaka như đeo máy cưa gỗ chạy lòng vòng hoặc ném ly cocktail Molotov được châm lửa sẵn xuống khán giả.
Cảnh Yamantaka đâm xe cẩu vào sân khấu nổi tiếng năm 1985. |
Eye Yamantaka bây giờ. |
Rockband Boredoms |
Một màn trình diễn ấn tượng của Boredoms tại Mỹ.
Sự khác biệt vể văn hóa giữa punkrock ở Nhật và phương Tây
Punk rock không chỉ là về âm nhạc. Nó có cả một nền văn hóa, chính trị, thái độ và đạo đức riêng. Punk rock ở phương Tây thường rất DIY (tự làm tự chi), Nhật Bản cũng như vậy. Lý do trong những ngày đầu của thể loại rock này, rất ít hãng thu âm sẵn sàng mở ra cơ hội cho thể loại nhạc nghe có hơi khó chịu như vậy. Điều này có nghĩa là các ban nhạc đã buộc phải tự mình tài trợ, thu âm, bán đĩa và lưu diễn.
Quan điểm cực tả của nhiều punker ở Nhật cũng khiến cho các punkband hoạt động không mấy dễ dàng. Giới trẻ Nhật Bản không bị ảnh hưởng, đặc biệt là nhóm người LGBTQ, người nghèo và người nước ngoài bởi lời bài hát mang tính lôi kéo vào tự do chính trị, chống tư bản và chống chính phủ. Ở Mỹ, các hãng thu âm thì lại rất vui khi tranh cãi tại tòa với những chủ đề tương tự, đặc biệt là hãng đĩa Rebellion. Chừng nào lời bài hát không vi phạm các quy định "thuần phong mỹ tục" của FCC (Ủy ban truyền thông liên bang), thì các punkband sẽ không gặp vấn đề gì khi phát sóng trên MTV và đài phát thanh.
Nhưng ở Nhật Bản, với những con người bảo thủ cực kì, cơ hội để bạn "cơm tù" là không cao. Ngành công nghiệp thu âm ở Nhật Bản tự kiểm duyệt rất nhiều, và sẽ hiếm khi thu âm và không bao giờ phát sóng âm nhạc chỉ trích chính phủ. Vì vậy, các nghệ sĩ punk ở Nhật đều bắt buộc phải thu âm và quảng bá tự túc, nổi bật là hãng thu âm JMSTV1 và lute là 2 kênh indie phổ biến. Còn hãng thu âm riêng cho Punk thì có Pizza Of Death và Caffeine Bomb.
Thế nên không có gì làm lạ khi nhiều sân khấu không chấp nhận tất cả các thể loại punkband. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều sân khấu nổi tiếng ở Nhật Bản chuyên phục vụ cho âm nhạc cực đoan, các nghệ sĩ punk indie cũng chịu khó mở rộng dần sân khấu của mình. Vào thời kỳ đầu, nếu các ban nhạc không thể tìm thấy một quán bar hoặc câu lạc bộ cho phép họ chơi, họ sẽ chỉ chơi trong các tòa nhà bỏ hoang, như nhà kho hoặc nhà máy. Trong khi ở Mỹ và châu Âu, Punkrock đem đến một nền văn hóa sôi động cho các sân khấu trong phòng ở vùng ngoại ô và các buổi trình diễn ngoài trời ở các thành phố lớn. Ở Nhật, cảnh sát Nhật Bản sẽ phạt nặng nếu phát hiện các địa điểm chơi punk đả kích chính phủ trái phép. Thế nên các địa điểm ngoài trời và các tầng hầm nhanh chóng bị phát hiện và phải thay đổi liên tục.
Một cảnh trong show diễn của Hanatarash thực ra là ở một nhà máy bỏ hoang. GODZ nằm ở quận Shinjuku, thủ đôTokyo là một trong 5 quán bar chuyên chơi punk và metal nổi tiếng nhất ở Nhật hiện nay. |
Tuy nhiên, bất chấp các cuộc đàn áp cảnh sát và sự chối bỏ của ngành công nghiệp, punkrock vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Như The Blue Hearts đã trở thành một báu vật quốc gia và vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay. Các ban nhạc khác như Maximum the Hormone, pha trộn giữa J-pop, Hardcore punk và nu-metal, hay ban nhạc Stance Punks đã bất ngờ nổi tiếng khi âm nhạc của họ được đưa vào anime. Các nhánh nặng hơn của punkrock như beatdown và grindcore cũng được phổ biến hơn trong cộng đồng người nghe. Trong khi đó, các hãng thu âm độc lập nhỏ hơn cũng được lập ra và chấp nhận những thể loại nặng hơn punk.
Maximum The Hormone đang là 1 trong những cái tên hardcore đáng nghe hiện nay. |
Stance Punks cũng là một trong những cái tên nổi bật. |
Nếu bạn thích punk và muốn biết nhiều hơn về punk Nhật thì hãy đến website Kaala.jp được điều hành bởi fan Mỹ nhưng đưa rất nhiều thông tin về văn hóa punk ở Nhật.
Một số hình ảnh ghi lại văn hóa punk vào thập niên 70 và 80:
Nhận xét
Đăng nhận xét