[Phỏng vấn] The Tōkyōiter: Dự án nghệ thuật về hơi thở Tokyo qua những trang bìa tạp chí minh họa

Một nhóm các nghệ sĩ minh họa tài năng đã khắc họa lại những trải nghiệm về Tokyo qua những trang bìa về một tờ tạp chí ảo mang tên The Tōkyōiter, được truyền cảm hứng bởi những tác phẩm trang bìa của The New Yorker. Chúng tôi đã trò chuyện với một trong những người sáng lập để hiểu thêm về dự án nghệ thuật online này. 

The Tokyoiter được thực hiện bằng cách minh họa và vẽ những kẻ kỳ quặc, những người sẵn sàng giới thiệu tài năng của các nghệ sĩ mà họ thích cho đông đảo khán giả. Một số người là họa sĩ minh họa và số ít đang sống ở Tokyo, một thành phố tuyệt vời đầy ắp những câu chuyện và nguồn cảm hứng hàng ngày.

Vào năm 2015, họa sĩ minh họa người Anh Andrew Joyce, giám đốc nghệ thuật người Pháp David Robert, họa sĩ minh họa người Nhật và giám đốc sáng tạo Tatsushi Eto đã tạo ra The Tokyoiter. Họ cùng nhau mời các họa sĩ minh họa đang sống và làm việc tại Nhật Bản “vẽ nên tầm nhìn của họ về Tokyo.” Kể từ khi ra mắt vào đầu năm 2016 với chỉ 3 bìa tạp chí, kho lưu trữ hiện đã tăng lên 93. Dự án thậm chí đã được mở hẳn một triển lãm riêng tại Tokyo.

Joyce, từng đảm nhiệm vị trí thiết kế cho Isetan and Esquire, gặp gỡ chúng tôi tại Kamiigusa - một tiệm cà phê có cửa sổ chính được cách điệu trong khung cảnh mùa hè được chính anh tự tay thực hiện.

Không gian tĩnh lặng của người trẻ đối lập với đô thị ồn ã được minh họa bởi Ootsu Moeno.

Kenn Lam là một họa sĩ minh họa. "Uống rượu whisky với đá bi là một trong nhiều cách để tôi hồi tưởng lại quãng thời gian ở Nhật Bản. Tôi đã tìm được cách bày tỏ lòng kính trọng đối với đồ uống  xuân hè qua góc nhìn của những người công nhân khiêm tốn, nâng ly cho những chiến thắng nhỏ trong cuộc sống trong khi nghĩ về những ngày tốt đẹp hơn vào mùa xuân."

The Tōkyōiter đã được khai sinh như thế nào?

David đã đến gặp tôi với ý tưởng về Tōkyōiter. Vào thời điểm đó, tôi đang chạy một website-blog, nơi mà tôi huy động mỗi nghệ sĩ gởi về một bản vẽ liên quan đến Tokyo. David đề nghị tôi cộng tác cùng anh ấy. Mọi thứ chỉ bắt đầu đơn giản thế. Có hẳn một cộng đồng nhỏ của những nghệ sĩ minh họa, nơi mà chúng tôi không chỉ biết nhau mà còn hiểu về phong cách làm việc của nhau. Chúng tôi bắt đầu đưa ra lời mời với họ. Việc đề nghị một nhà thiết kế việc làm việc miễn phí thì không mấy khả quan. Chúng tôi không có vốn liếng, nhưng thay vào đó là những người bạn thật sự tài năng và sáng tạo đã nhận lời. Chúng tôi khởi động dự án khi đã có sẵn 4, 5 sản phẩm trong tay, và sau sáu tháng đầu tiên con số đã nâng lên 10 đến 12 bìa.

The New Yorker và The Parisianer đã truyền cảm hứng cho bạn như thế nào?

Chính định dạng và phong cách của tờ The New Yorker đã có ảnh hưởng lớn đối với chúng tôi. Ngay cả kích cỡ của những trang bìa cũng được in theo tỉ lệ tiêu chuẩn của New Yorker. Những thành phẩm của họ luôn thành công trong việc phản ánh cuộc sống ở đô thị. The Parisianer cũng thế. Tokyo mặc nhiên nên được sánh vai cùng những thành phố lớn từng được tham chiếu trong các tác phẩm thiết kế. New York, Paris, Tokyo - quả là một sự kết hợp tuyệt vời với loại hình nghệ thuật này.

                      
Khung cảnh tấp nập của thủ đô Tokyo được Tilly tỉ mỉ miêu tả.
Họa sĩ minh họa Amy Maitland giới thiệu các máy bán hàng tự động phổ biến nhưng dưới hình dáng của các cửa hàng cũ, nhà hàng và các địa điểm du lịch.

Tính đến hiện tại, các nghệ sĩ minh họa có tiếp cận bạn không?

Cuộc triễn lãm vào mùa hè năm 2016 ở Akasaka là sự kiện lớn đầu tiên của chúng tôi. Cuộc triển lãm đó đã mang đến cho chúng tôi một chút danh tiếng ở Line và các diễn đàn mạng xã hội khác. Chúng tôi bắt đầu nhận được những email. Trước đây, chúng tôi chỉ dùng email để gởi thư cho mọi người với nội dung kiểu "chúng tôi yêu tác phẩm của bạn, đây là dự án của chúng tôi, bạn có quan tâm không?"

Khi tiếp cận các nghệ sĩ, bạn quan tâm yếu tố nào?

Chúng tôi không có bất kì định hướng sơ lược hay chắc chắn nào, deadline cũng không. Yêu cầu duy nhất của chúng tôi là họ sống tại Nhật hay từng đến Nhật Bản một thời gian dài, Tôi nghĩ việc những trang bìa được sáng tạo từ trải nghiệm sống tại Nhật rất quan trọng. 

Món ăn biểu tượng trở nên biểu tượng hơn bao giờ hết qua ngòi bút của Keiko Shindo.

Họa sĩ vẽ tranh minh họa Benjamin Mills mô tả cuộc gặp gỡ của anh ở Ryōgoku, trước khi xem một giải đấu sumo. Các đô vật ở hạng thấp hơn đến trước, bước ra khỏi taxi và vào cửa hàng tiện lợi để mua onigiri ăn nhanh.

Sao điều đó lại quan trọng với bạn đến thế?

Tưởng tượng về Nhật Bản của tôi trước khi đến đây khác hẳn với những gì hiện tại. Những chiếc máy bán hàng tự động đã lởn vởn trong tâm trí tôi ngay khi tôi đặt chân đến đất nước này. Tôi muốn minh họa chúng và tạo tác những chi tiết mới. Chúng tôi đam mê việc tìm ra những hình ảnh "kỳ quặc" mà người ta yêu thích tại đất nước này. Không chỉ là sushi hay robot.

Về những nhân tố mà chúng tôi đang tìm kiếm,  đầu tiên là chất lượng sáng tạo giá trị. Rõ ràng là chúng tôi có một tiêu chuẩn cao về chất lượng và chúng tôi đang cố giữ vững nó. Và hai là cần một phong cách riêng biệt của từng nghệ sĩ. Chúng tôi cắt dán giấy, dùng bút bi, màu sơn và hoạt hình. Bất kỳ thứ gì mới mẻ sẽ nổi bật trong bộ sưu tập này.

Có nghệ sĩ nào mà bạn đặc biệt tự hào khi thuyết phục vào dự án hay không?

Thành thật mà nói, chúng tôi thực sự ngạc nhiên với mỗi thành phẩm mà chúng tôi nhận được. Đó là một món quà bất ngờ dành cho dự án, giúp chúng tôi mở mang tầm mắt về những nghệ sĩ đa tài ngoài kia. Có một họa sĩ người Nga tên Waneella đã tái hiện lại khung cảnh thành phố dưới định dạng pixel. Cô ấy vô cùng nổi tiếng trên mạng xã hội, vì vậy chúng tôi đã nghĩ cô rất bận bịu, nhưng Waneella đã cực kì hào hứng từ khi bắt đầu và giúp chúng tôi nhận được công chúng biết đến nhiều hơn.

Có điểm khác biệt nào đáng lưu tâm khi giữa những họa sĩ bản địa so với những người đến từ nước khác hay không?

Nếu nhận được câu hỏi này trước đây, tôi sẽ trả lời là có; nhưng giờ thì không. Có lẽ sự tham chiếu của các nghệ sĩ Nhật Bản sẽ chi li hơn. Họ có một loại ramen đặc trưng, hoặc nếu có một nhân vật trang bìa thì đó là một người nào đó trong lịch sử Nhật Bản. 

Nét vẽ của Yo Ueda đã hội tụ yếu tố cổ điện và hiện đại qua hai gam màu đối lập.

Kiến trúc sư/họa sĩ minh họa, Jalcalara ghi lại khoảnh khắc tại ga Shinjuku từ chuyến đi đến Tokyo vào cuối năm 2019, ngay trước khi đại dịch.

Miwa Goto mang bối cảnh thời hiện đại đặt vào khung tranh của thế kỉ XIX.

Nhà thiết kế chuyển động và minh họa người Brazil gốc Á Kenji Lambert ghi lại khung cảnh và hoài niệm về một trải nghiệm sống ở Nhật Bản.

Dao Nguyen (Pampululu) là họa sĩ minh họa người Pháp, sống tại Montreal. Trang bìa của cô ghi lại những thói quen hàng ngày của cư dân thành phố ngay vào khoảng thời gian hoàng hôn.

Nhân vật trung tâm với nhiều con mắt đại diện cho tôi vì tôi không biết phải đặt mắt mình vào đâu để quan sát thành phố này. Cửa sổ mua sắm, những trò chơi điện tử đã là một phần tuổi thơ và tôi đã tìm thấy trong các cửa hàng trò chơi ở Tokyo. Có rất nhiều chi tiết nhỏ lọt vào hình minh họa. Từ kiến ​​trúc đến khuôn mặt của một người đầu bếp thân thiện hoặc từ biểu tượng mà tôi nhìn thấy trên bao bì kẹo Tôi yêu thành phố này và tôi vẫn có thể vẽ rất nhiều thứ truyền cảm hứng cho tôi ở đó ... đó là một nguồn cảm hứng vô tận. Sophia Babari

Đây là Instagram và xem các ảnh khác tại website.

Biên tập: Navi và Karad Prio

Nhận xét